Giỏ hàng

5 SỰ LÃNG PHÍ PHỔ BIẾN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1. Chi phí mặt bằng kinh doanh:

Hãy chọn cho bạn 1 mặt bằng với chi phí thật phù hợp với tình hình thực tế như số lượng nhân viên, hàng hóa trưng bày, lượt khách ghé thăm thường xuyên...để từ đó có những tính toán phù hợp với dự toán nằm trong kế hoạch. Nếu bạn là 1 doanh nghiệp nhỏ hoặc mới khởi nghiệp thì càng cần lưu ý đến khoản chi tiêu này. Trường hợp chỉ đơn thuần là kinh doanh online thì doanh nghiệp của bạn cũng không nhất thiết phải thuê mặt bằng ở các tuyến đường trung tâm đắt đỏ hoặc tòa nhà văn phòng cao cấp mà bạn nên thuê trong hẻm có đường đi lối lại thuận lợi, tiện cho việc giao nhận hàng hóa hoặc bạn cũng thể chọn phương án văn phòng chia sẻ.

2. Mua sắm tài sản:

Doanh nghiệp của bạn không thể hoạt động với 1 cuốn sổ và 1 chiếc bút. Nhưng hãy thật cẩn trọng cho chi tiêu mua sắm tài sản, bởi bạn phải tính khấu hao và giá trị sử dụng một cách bài bản và hợp lý. Nói vậy không có nghĩa bạn phải tằn tiện 1 cách thái quá mà hãy cân nhắc và lập kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục. Hãy luôn ưu tiên cho những thiết bị mang tính tiện ích cao, dễ di chuyển và tháo lắp linh động. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí mua sắm mới mỗi khi chuyển văn phòng cũng như sử dụng hiệu quả cho từng tình huống, bố trí sắp xếp không gian làm việc ….

3. Chi phí tiêu hao:

Là các khoản phải trả bao gồm: Chi phí đện nước, xăng dầu, giao vận (logistics) các chi phí văn phòng phát sinh khác. Để giảm thiểu được các chi phí này bạn nên ngồi lại với bộ phận kế toán để cùng tìm ra những thứ chưa hợp lý và tối ưu chúng. Nếu chưa thực sự cần thiết để trang bị những máy móc, công cụ hỗ trợ, dịch vụ thì giải pháp thuê 1 đơn vị độc lập cũng là ý kiến hay.

4. Bố trí nhân sự không hợp lý:

Chúng ta đều biết rằng bộ phận nhân sự được ví như xương sống của doanh nghiệp - xương sống không vững thì doanh nghiệp khó bền, tuy nhiên cũng không ít doanh nghiệp sử dụng nhân sự chưa hiệu quả hoặc sử dụng sai vai trò, dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực, tiêu tốn quỹ lương thậm chí mất luôn các cơ hội kinh doanh. Để giải quyết bài toán đó đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn biết cách tương tác, hiểu thấu trong công việc đối với từng bộ phận, tận dụng triệt để các công nghệ hỗ trợ (nếu có) như phần mềm CRM; KPI...đưa ra các điều chỉnh tức thì khi cần thiết.

5. Coi nhẹ quản lý rủi ro:

Ở Việt Nam là 1 điển hình về “Chi phí bôi trơn” hay còn gọi là tiền lót tay. Sở dĩ các doanh nghiệp phải chung chi các khoản vô lý này là do chủ doanh nghiệp còn coi nhẹ vấn đề chuẩn hóa mang tính tuân thủ pháp luật. Khi chúng ta cố tình làm sai thì đương nhiên sẽ kéo theo các rủi ro vượt tầm kiểm soát và dẫn đến khủng hoảng. Nếu doanh nghiệp của bạn đang lạm dụng “quan hệ” để hoạt động bất mình trong phạm trù thuế; hải quan hay quản lý thị trường, công an... thì đồng nghĩa chi phí quan hệ đó đang là rất lớn mà không lấy gì đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn sẽ tránh được mọi phiền toái. Rất nhiều bài học từ ông lớn ngân hàng đến chủ doanh nghiệp nghìn tỉ đều đã trả giá đắt cho việc đó. Hãy bắt đầu từ những việc làm đúng đắn nhất, cho dù doanh nghiệp của bạn có thể đi chậm hơn dự kiến nhưng đó là việc làm khôn ngoan và bền vững.

---MINH CHÍNH--- Nội thất Nguyễn Minh

Danh mục tin tức

Từ khóa

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top
Hà Nội 0908921368
TP.HCM 0904411368